Chúa Giêsu đã “đã trút bỏ chính mình, mặc lấy thân phận của
một tôi tớ’ (Phil 2:7). Chúng ta hãy để cho những lời này của Tông
Đồ Phaolô dẫn chúng ta vào những ngày thánh này, khi lời của Thiên
Chúa, như một điệp khúc, giới thiệu Chúa Giêsu như người tôi
tớ: trong Thứ Năm Tuần Thánh, Người đã đóng vai của người đầy tớ rửa
chân cho các môn đệ của mình, Thứ Sáu Chịu Nạn, Người đã được giới
thiệu như một người tôi tớ đau khổ và chiến thắng (cf. Is52:13); và
ngày mai chúng ta sẽ nghe lời tiên tri của Isaiah về Người: “Này đây
tôi tớ của ta, kẻ ta nâng đỡ” (Is 42:1). Thiên Chúa đã cứu chuộc
chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta. Chúng ta thường nghĩ mình là
những kẻ phục vụ Thiên Chúa. Không phải vậy. Người là Đấng hoàn toàn
tự do chọn lựa để phục vụ chúng ta, vì Người yêu thương chúng ta
trước. Thật là khó để yêu mà không được yêu. Và nó càng trở nên khó
khăn hơn để phục vụ nếu chúng ta không để mình được phục vụ bởi
Thiên Chúa.
Nhưng - một câu hỏi - Chúa đã phục vụ chúng ta như thế nào? Bằng
cách hiến mạng sống mình vì chúng ta. Chúng ta đáng yêu đối với
Người; Người đã trả giá rất đắt vì chúng ta. Thánh Angela thành
Foligno kể đã có lần nghe Chúa Giêsu nói: “Tình yêu Cha đối với con
không còn là cái ách nặng nề”. Tình yêu Người dành cho chúng ta đã
đưa Người đến chỗ hy sinh chính mình và mang lấy trong mình tội lỗi
chúng ta.
Điều này khiến chúng ta ngạc nhiên: Thiên Chúa đã cứu chuộc chúng ta
bằng cách mang lấy trong mình tất cả hình phạt vì tội lỗi chúng ta.
Không một lời ca thán, nhưng với lòng khiêm nhường, nhẫn nại và vâng
phục của một người tôi tớ, và bằng một tình yêu thuần khiết. Và Chúa
Cha đã hỗ trợ Chúa Giêsu trong việc phục vụ của Người. Chúa Cha đã
không lấy đi sự dữ đã nghiền nát Người, nhưng là tăng thêm sức mạnh
trong sự đau khổ của Người, để nhờ đó sự dữ của chúng ta được chiến
thắng bằng điều thiện, bằng một tình yêu, yêu cho đến tận cùng.
Chúa đã phục vụ chúng ta ở điểm cảm nhận những tình trạng đau khổ
nhất của kẻ Người yêu: bị phản bội và bỏ rơi.
Bị phản bội. Chúa Giêsu đã đau khổ vì bị môn đệ phản bội, kẻ đã bán
Người và bởi môn đệ, người đã chối Người. Người đã bị phản bội bởi
dân chúng, những kẻ đã tung hô Người, nhưng rồi lại hô to: “Đóng
đinh nó đi!” (Mt 27:22). Người bị phản bội bởi tổ chức tôn giáo đã
kết án Người một cách bất công, và bởi tập quán chính trị cho phép
rửa tay về Người. Chúng ta có thể nghĩ đến tất cả những hính thức
phản bội lớn cũng như bé mà chúng ta đã gánh chịu trong cuộc sống.
Thật là ghê gớm để khám phá ra rằng khi sự tin tưởng được xác định
chắc chắn đã bị phản bội. Từ tận cùng trái tim chúng ta, một sự bất
mãn đã nổi lên mà nó có thể khiến đời sống này xem như vô nghĩa.
Điều này xảy ra bởi vì chúng ta đã được sinh ra để được yêu và để
yêu, và điều đau khổ nhất là bị phản bội bởi những người đã hứa
trung thành nhưng rồi bỏ rơi chúng ta. Chúng ta ngay cả cũng không
tưởng tượng nổi sự đau khổ như thế nào đối với Thiên Chúa,
Đấng là tình yêu.
Chúng ta hãy nhìn sâu vào nội tâm. Nếu chúng ta thành thật với chính
mình, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều bất tín của chúng ta. Biết
bao điều sa ngã, giả hình và tráo trở! Biết bao chủ ý tốt bị phản
bội! Biết bao lần thất hứa! Biết bao điều quyết tâm đã bị bỏ giở!
Chúa biết tâm hồn chúng ta hơn chúng ta biết nó. Ngài biết chúng ta
yếu đuối và bất nhất như thế nào. Bao nhiêu lần chúng ta sa ngã, và
vất vả như thế nào để chúng ta đứng dậy, cũng như khó khăn ra sao để
chữa lành những vết thương ấy. Và những gì Ngài đã thực hiện để đến
gần giúp đỡ và phục vụ chúng ta? Ngài đã nói với chúng ta qua lời
Tiên Tri: “Ta sẽ chữa lành sự bất trung của chúng. Ta sẽ yêu thương
chúng một cách say đắm” (Hos 14:5). Ngài chữa lành chúng ta bằng
cách mang lấy vào Ngài sự bất trung của chúng ta và mang lấy từ
chúng ta sự bội phản của chúng ta. Thay vì bị mất can đảm do sợ hãi
về sự sa ngã, chúng ta giờ đây có thể nhìn lên thập giá, cảm nhận
vòng tay âu yếm của Ngài, và thưa: “Đây là sự bất tín của con, xin
hãy nhận lấy hỡi Chúa Giêsu. Xin hãy mở đôi tay của Ngài cho con,
Chúa phục vụ con bằng tình yêu của mình, Chúa tiếp tục nâng đỡ con.
Và vì thế con sẽ lao vào vòng tay ấy”.
Bị bỏ rơi. Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu một câu từ trên Thánh
Giá, một câu duy nhất: “Lạy Cha, lạy Cha, sao Cha bỏ con?”
(Mt 27:46). Đây là những lời mạnh mẽ. Chúa Giêsu đã bị bị đau khổ về
sự bỏ rơi của chính mình, Đấng đã bỏ chạy. Nhưng Chúa Cha vẫn ở lại
đối với Người. Giờ đây, trong thẳm sâu của nỗi cô đơn, lần đầu tiên,
Người đã gọi tên Ngài bằng một tên gọi thông thường “Thiên Chúa”. Và
“trong một giọng lớn lao”, Người hỏi một câu hỏi “tại sao”, một chữ
“tại sao” cay đắng nhất: “Tại sao Ngài cũng bỏ con nữa?”. Những lời
này thật ra là những lời trong một Thánh Vịnh (cf. 22.2); chúng kể
cho chúng ta nghe rằng Chúa Giêsu cũng mang kinh nghiệm của sự cô
đơn tuyệt vọng vào lời cầu của mình. Nhưng việc ấy còn lưu lại rằng
chính Người đã cảm nghiệm sự cô đơn ấy: Người đã trải nghiệm một sự
bỏ rơi kinh khủng nhất, điều mà Tin Mừng làm chứng bằng cách trích
dẫn lời của chính Người.
Tại sao những việc đó đã xảy ra? Một lần nữa, nó được thực hiện vì
chúng ta, để phục vụ chúng ta. Nhờ đó, khi chúng ta đối diện với thử
thách, khi chúng ta thấy mình cùng đường, không ánh sáng và không
lối thoát, khi mà xem như chính Thiên Chúa cũng không đáp lại lời
cầu, chúng ta có thể nhớ ra rằng chúng ta không cô đơn. Chúa Giêsu
đã trả qua kinh nghiệm hoàn toàn bị bỏ rơi trong trạng thái mà Người
chưa hề kinh nghiệm trước đó, để trở nên một với chúng ta trong mọi
hoàn cảnh. Người đã làm vậy cho cha, cho anh chị em, và cho mọi
người chúng ta. Người đã làm thế để nói với chúng ta: “Đừng sợ, các
con không lẻ loi. Cha đã trải nghiệm tất cả những nỗi cô đơn của
chúng con để gần gũi với chúng con hơn bao giờ hết”. Điều này là tác
động nối dài tới những gì Chúa Giêsu đã phục vụ chúng ta; Người đã
xuống tận vực thẳm của những đắng cay nhất của chúng ta, đạt tới cao
điểm đớn đau trong phản bội và bỏ rơi. Hôm nay, trong bi kịch
của cơn dịch tễ, trên khuôn mặt của những trạng thái an toàn thiếu
sót mà giờ đây đã bị vụn vỡ, trên khuôn mặt của nhiều niềm hy vọng
đã bị bội phản, trong ý nghĩa của bỏ rơi đang đè nặng trong trái tim
chúng ta, Chúa Giêsu nói với mỗi người chúng ta: “Can đảm lên, hãy
mở rộng trái tim của chúng con cho tình yêu Cha. Các con sẽ cảm thấy
sự an ủi của Thiên Chúa, Đấng nâng đỡ các con.”
Anh chị em thân mến, chúng ta có thể làm gì để so sánh với Thiên
Chúa, Đấng đã phục vụ chúng ta đến bị phản bội và bỏ rơi? Chúng ta
có thể từ bỏ sự bội phản Đấng bởi Ngài mà chúng ta được tạo dựng, và
đừng bỏ rơi những gì chính đáng trong cuộc đời chúng ta. Chúng ta
được đặt vào thế giới này để yêu mến Ngài và yêu thương anh chị ẹm
láng giềng. Tất cả mọi cái khác sẽ qua đi, chỉ duy điều này là tồn
tại. Cơn khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua ở thời điểm này dạy
chúng ta hãy phải coi trọng những gì là hệ trọng, và không được coi
nhẹ điều này, để tái khám phá ra rằng đời sống sẽ vô giá trị nếu nó
không được dùng để phục vụ người khác. Vì đời sống được định giá
bằng tình yêu. Vì thế, trong những ngày thánh này, trong nhà của
chúng ta, chúng ta hãy đứng trước Đấng Bị Đóng Đanh - nhìn lên Đấng
Chị Đóng Đanh! - đo lường đầy đủ nhất về tình yêu của Thiên Chúa đối
với chúng ta, và trước Thiên Chúa, Đấng đã phục vụ chúng ta đến hy
sinh mạng sống mình, và - hướng tầm nhìn của chúng ta vào Đấng Chịu
Đóng Đanh - chúng ta hãy xin cho được ơn sống để phục vụ. Ước gì
chúng ta vươn tới những người đang đau khổ, và những ai đang cần sự
giúp đỡ. Ước gì chúng ta không quan tâm đến những gì mình mất mát,
nhưng những gì tốt chúng ta có thể làm cho người khác.
Này đây tôi tớ của ta, kẻ ta nâng đỡ. Chúa Cha, Đấng đã nâng đỡ Chúa
Giêsu trong cuộc Thương Khó của Người cũng nâng đỡ chúng ta trong
những nhiệt tâm để phục vụ. Yêu thương, cầu nguyện, tha thứ, săn sóc
người khác, trong gia đình và ngoài xã hội: tất cả những việc này có
thể chắc chắn là khó khăn. Nó có thể cảm thấy giống như con đường
thánh giá (via crucis). Nhưng con đường phục vụ là con đường chiến
thắng và đem lại sự sống, nhờ đó mà chúng ta được cứu độ. Cha muốn
nói điều này một cách đặc biệt với giới trẻ, vào Ngày này nó được
dành riêng cho họ từ ba mươi lăm năm. Các con thân mến, hãy nhìn vào
những vị anh hùng thật sự, họ đã đến để chiếu sáng những ngày này:
Họ không phải là những người nổi tiếng, giầu có và thành đạt; nhưng
hơn thế, họ là những người đã hy sinh chính bản thân để phục vụ
những người khác. Hãy cảm thấy như chính các con đã được mời gọi để
đặt đời sống các con trên con đường phục vụ. Đừng sợ tận hiến đời
mình cho Thiên Chúa và cho tha nhân; nó được đáp lại! Vì đời sống là
một hồng ân chúng ta nhận chỉ khi chúng ta trao đi, và trong niềm
vui sâu thẳm nhất đến từ việc nói có đối với tình yêu, mà không có
những chữ “nếu”, “nhưng”. Để nói có một cách thành thật với tình
yêu, mà không có những chữ nếu và chữ nhưng. Như Chúa Giêsu đã làm
cho chúng ta.
CELEBRATION
OF PALM SUNDAY OF THE PASSION OF THE LORD
HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS
St Peter's Basilica
35th World Youth Day
Sunday, 5 April 2020
Jesus “emptied himself, taking the form of a servant” (Phil 2:7).
Let us allow these words of the Apostle Paul to lead us into these
holy days, when the word of God, like a refrain, presents Jesus
as servant: on Holy Thursday, he is portrayed as the servant who
washes the feet of his disciples; on Good Friday, he is presented as
the suffering and victorious servant (cf. Is 52:13); and tomorrow we
will hear the prophecy of Isaiah about him: “Behold my servant, whom
I uphold” (Is 42:1). God saved us by serving us. We often think we
are the ones who serve God. No, he is the one who freely chose to
serve us, for he loved us first. It is difficult to love and not be
loved in return. And it is even more difficult to serve if we do not
let ourselves be served by God.
But – just one question – how did the Lord serve us? By giving his
life for us. We are dear to him; we cost him dearly. Saint Angela of
Foligno said she once heard Jesus say: “My love for you is no joke”.
His love for us led him to sacrifice himself and to take upon
himself our sins.
This astonishes us: God saved us by taking upon himself all the
punishment of our sins. Without complaining, but with the humility,
patience and obedience of a servant, and purely out of love. And the
Father upheld Jesus in his service. He did not take away the evil
that crushed him, but rather strengthened him in his suffering so
that our evil could be overcome by good, by a love that loves to the
very end.
The Lord served us to the point of experiencing the most painful
situations of those who love: betrayal and abandonment.
Betrayal. Jesus suffered betrayal by the disciple who sold him and
by the disciple who denied him. He was betrayed by the people who
sang hosanna to him and then shouted: “Crucify him!” (Mt 27:22). He
was betrayed by the religious institution that unjustly condemned
him and by the political institution that washed its hands of him.
We can think of all the small or great betrayals that we have
suffered in life. It is terrible to discover that a firmly placed
trust has been betrayed. From deep within our heart a disappointment
surges up that can even make life seem meaningless. This happens
because we were born to be loved and to love, and the most painful
thing is to be betrayed by someone who promised to be loyal and
close to us. We cannot even imagine how painful it was for God
who is love.
Let us look within. If we are honest with ourselves, we will see our
infidelities. How many falsehoods, hypocrisies and duplicities! How
many good intentions betrayed! How many broken promises! How many
resolutions left unfulfilled! The Lord knows our hearts better than
we do. He knows how weak and irresolute we are, how many times we
fall, how hard it is for us to get up and how difficult it is to
heal certain wounds. And what did he do in order to come to our aid
and serve us? He told us through the Prophet: “I will heal their
faithlessness; I will love them deeply” (Hos 14:5). He healed us by
taking upon himself our infidelity and by taking from us our
betrayals. Instead of being discouraged by the fear of failing, we
can now look upon the crucifix, feel his embrace, and say: “Behold,
there is my infidelity, you took it, Jesus, upon yourself. You open
your arms to me, you serve me with your love, you continue to
support me… And so I will keep pressing on”.
Abandonment. In today’s Gospel, Jesus says one thing from the Cross,
one thing alone: “My God, my God, why have you forsaken me?”
(Mt 27:46). These are powerful words. Jesus had suffered the
abandonment of his own, who had fled. But the Father remained for
him. Now, in the abyss of solitude, for the first time he calls him
by the generic name “God”. And “in a loud voice” he asks the
question “why?”, the most excruciating “why?”: “Why did you too
abandon me?”. These words are in fact those of a Psalm (cf. 22:2);
they tell us that Jesus also brought the experience of extreme
desolation to his prayer. But the fact remains that he himself
experienced that desolation: he experienced the utmost abandonment,
which the Gospels testify to by quoting his very words.
Why did all this take place? Once again, it was done for our sake,
to serve us. So that when we have our back to the wall, when we find
ourselves at a dead end, with no light and no way of escape, when it
seems that God himself is not responding, we should remember that we
are not alone. Jesus experienced total abandonment in a situation he
had never before experienced in order to be one with us in
everything. He did it for me, for you, for all of us; he did it to
say to us: “Do not be afraid, you are not alone. I experienced all
your desolation in order to be ever close to you”. That is the
extent to which Jesus served us: he descended into the abyss of our
most bitter sufferings, culminating in betrayal and abandonment.
Today, in the tragedy of a pandemic, in the face of the many false
securities that have now crumbled, in the face of so many hopes
betrayed, in the sense of abandonment that weighs upon our hearts,
Jesus says to each one of us: “Courage, open your heart to my love.
You will feel the consolation of God who sustains you”.
Dear brothers and sisters, what can we do in comparison with God,
who served us even to the point of being betrayed and abandoned? We
can refuse to betray him for whom we were created, and not abandon
what really matters in our lives. We were put in this world to love
him and our neighbours. Everything else passes away, only this
remains. The tragedy we are experiencing at this time summons us to
take seriously the things that are serious, and not to be caught up
in those that matter less; to rediscover that life is of no use if
not used to serve others. For life is measured by love. So, in these
holy days, in our homes, let us stand before the Crucified One –
look upon the Crucified One! – the fullest measure of God’s love for
us, and before the God who serves us to the point of giving his
life, and, – fixing our gaze on the Crucified One – let us ask for
the grace to live in order to serve. May we reach out to those who
are suffering and those most in need. May we not be concerned about
what we lack, but what good we can do for others.
Behold my servant, whom I uphold. The Father, who sustained Jesus in
his Passion also supports us in our efforts to serve. Loving,
praying, forgiving, caring for others, in the family and in society:
all this can certainly be difficult. It can feel like a via crucis.
But the path of service is the victorious and life giving path by
which we were saved. I would like to say this especially to young
people, on this Day which has been dedicated to them for thirty-five
years now. Dear friends, look at the real heroes who come to light
in these days: they are not famous, rich and successful people;
rather, they are those who are giving themselves in order to serve
others. Feel called yourselves to put your lives on the line. Do not
be afraid to devote your life to God and to others; it pays! For
life is a gift we receive only when we give ourselves away, and our
deepest joy comes from saying yes to love, without ifs and buts. To
truly say yes to love, without ifs and buts. As Jesus did for us.
Source: Vaticant.net . Homilies.